Dự án phi lợi nhuận này của Facebook hướng đến việc tạo ra một làn sóng mới về phần cứng tương tự như cách mà hệ điều hành Linux đã làm với thế giới phần mềm. Facebook đã thông báo khiến Cisco phải nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa.
Cụ thể là bộ chuyển mạch mạng máy tính mang
Facebook khơi mào hệ sinh thái phần cứng tuyên chiến với Cisco – Ảnh 1.
Edgecore cũng chính là hãng sản xuất bộ chuyển mạch đang được Facebook sử dụng nội bộ.
Được coi là một bộ chuyển mạch siêu tốc, 100G có thể là thứ mà các công ty lớn – đặc biệt là các công ty Internet – rất muốn mua.
Mặc dù không phải đối thủ trực diện của Cisco nhưng Facebook lại đang phân phát miễn phí thiết kế của bộ chuyển mạch tuyệt vời này chứ chưa định kiếm chút tiền nào từ đó, đồng thời cũng “vô tình” tạo lập hẳn một hệ sinh thái những công ty có thể sẽ đạp đổ Cisco – kẻ đang năm giữ 59% thị trường này.
Đây là một phần trong Open Compute Project (OCP), một trong những dự án công nghệ mở quan trọng nhất của Facebook.
Gia nhập “giáo phái”
Theo một nguồn tin thân tín tiết lộ, OCP hiện đang được săn đón như một giáo phái mới. “Toàn ngành công nghiệp này, bao gồm cả những công ty Internet, các nhà sản xuất hay các tập đoàn, đều đang sử dụng các sản phẩm ứng dụng công nghệ của OCP” – người này cho biết.
OCP hướng đến việc tạo ra một làn sóng mới về phần cứng tương tự như cách mà hệ điều hành Linux đã làm đối với phần mềm: ban phát miễn phí thiết kế phần cứng của mình để bất cứ ai cũng có thể tùy chỉnh và tự sản xuất qua các nhà cung ứng độc lập.
OCP cho phép các kỹ sư phần cứng tốt nhất thế giới thoải mái cộng tác với nhau mà không cần phải lo sợ về việc tiết lộ mất bí mật công ty họ.
Facebook khơi mào hệ sinh thái phần cứng tuyên chiến với Cisco – Ảnh 2.
Thiết bị chuyển mạch mạng máy tính Wedge 100 của Facebook
Trong suốt 6 năm qua, OCP đã phát triển thành một hệ thống toàn cầu với các thành viên điều hành chủ chốt đến từ Facebook, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, Intel và Microsoft. Kỹ sư mạng máy tính nổi tiếng Andy Bechtolsheim cũng có mặt trong ban điều hành (Bechtolsheim chính là đồng sáng lập đối Arista Networks, đối thủ sừng sỏ của Cisco). Các hội nghị của OCP luôn thu hút hàng ngàn người tham gia.
Trên thực tế, những người trong nội bộ OCP thường kháo nhau câu chuyện liên quan đến một nhóm kỹ sư mạng tại Apple để minh chứng cho hiện tượng không gì ngăn nổi này.
Đội ngũ này vốn chịu trách nhiệm xây dựng một hệ thống “không bao giờ sập” cho Apple. Phải nhấn mạnh lại là “không bao giờ sập”.
Hãy nghĩ mà xem: Lần cuối cùng iTunes, Siri hay Apple Maps của bạn không hoạt động được là khi nào?
Xây dựng một hệ thống đáng tin 100% đạt đúng tiêu chuẩn khắt khe của Apple thật sự không dễ chút nào.
Thay vì bí mật phát triển nó dưới trướng Apple, đội ngũ kỹ sư mạng này lại muốn gia nhập làn sóng trên. Họ muốn đóng góp cũng như nhận được sự giúp đỡ của toàn thể cộng đồng OCP.
Thế nhưng khi nhóm kỹ sư yêu cầu gia nhập OCP, Apple đã thẳng thừng từ chối. Chính quyết định cứng rắn này đã khiến cả đội xin nghỉ việc chỉ một tuần sau đó.
Không lâu sau, Apple cũng buộc phải công khai gia nhập OCP, dù đã quá muộn để giữ chân được nhóm kỹ sư kia.
Sau khi ra riêng, nhóm kỹ sư Apple đã tự tay gây dựng một startup có tên SnapRoute do trưởng nhóm Jason Forrester lãnh đạo. Mặc dù không trực tiếp nói ra những vị CEO này cũng úp mở về câu chuyện trên:
“Dần dần, ước muốn chia sẻ ý tưởng của chúng tôi với thế giới bắt đầu bị đe dọa khi làm việc tại Apple. Nhóm tôi quyết định rời đi vào năm 2015. Nói thật là tôi cũng mất vài ngày nằm khóc trên sofa. Tâm trạng tôi chỉ khá lên khi cả nhóm bắt đầu thử nghiệm ý tưởng đó với các khách hàng tiềm năng.” – Anh viết trên blog cá nhân.
Facebook khơi mào hệ sinh thái phần cứng tuyên chiến với Cisco – Ảnh 3.
CEO SnapRoute Jason Forrester
Mặc dù Facebook phân phối phần mềm hãng thiết kế để vận hành bộ chuyển mạch dưới dạng một dự án mã nguồn mở nhưng hiện nay đã có một danh sách dài các startup và cả những công ty có tên tuổi đang chào bán các phần mềm thương mại hoạt động dựa trên nền tảng Facebook thiết lập, cung cấp thêm một số nâng cấp, cải thiện. Đây mới chính là điểm đáng nói trong cái gọi là “mã nguồn mở” này.
Đối với Wedge 100, danh sách này bao gồm cả những tay chơi lớn như Big Switch Network, Ubuntu hay Apstra, startup do giáo sư Cheriton của ĐH Stanford sáng lập. Và tất nhiên, danh sách này cũng bao gồm startup “tí hon” SnapRoute.
Theo các nguồn đưa tin, SnapRoute hiện đang có một lượng khách hàng ấn tượng mặc dù startup non trẻ này chắc chắn không thể một mình chinh chiến thị trường mạng máy tính rộng lớn. HPE (Công ty con chuyên cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp của HP) và Arista, đều là thành viên cộng đồng OCP, cũng đã hợp tác với nhau. Microsoft, cũng là một thành viên OCP, thì đang phát triển một sản phẩm là Azure Stack.
Trong khi đó, với đà này, Facebook sẽ sớm trở thành đối thủ đáng gờm của Cisco khi cho tiết lộ đang phát triển một thiết bị mạng máy tính với tốc độ thậm chí còn cao hơn nữa.